Lịch sử H'Mông

Lịch sử sơ kỳ của người H'Mông có thể lần theo dấu vết của các câu truyện truyền khẩu và các lễ nghi an táng của họ, và có lịch sử có lẽ từ cuối thời kỳ băng hà [cần dẫn nguồn].

Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của người H'Mông nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến Trung Quốc theo những chuyến đi săn. Một người thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết. Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn mà không có con chó của mình. Khi người thợ săn bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía sau lưng ông. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người H'Mông cho rằng toàn thể thế giới đã được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa.

Nơi thứ hai trong đó miêu tả người H'Mông từ nơi nào đến diễn ra trong nghi thức an táng "chỉ đường" của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm và nó xảy ra cùng thời điểm với sự ra đời của người hiện đại. Các điều kiện được miêu tả trong truyện truyền khẩu và nghi thức an táng của người H'Mông chắc chắn nói đến một thế giới chỉ có toàn tuyết và băng giá, là những thứ thấy được cho đến khi kết thúc thời kỳ băng hà gần đây nhất.

Tiếp xúc với người Hán

Tại Trung Quốc, vương quốc Miêu đầu tiên được ghi chép có tên gọi là Cửu Lê (ở trung lưu sông Hoàng Hà, đâu đó ở một trong các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Hồ Nam và Giang Tô) và những người cai trị nó có tước hiệu là Chiyou (Xi Vưu trong tiếng Hoa) hay Txiv Yawg (trong tiếng H'Mông) [cần dẫn nguồn]. "Trí Zờ" có nghĩa là "ông-cha", và là tước hiệu tương đương nhưng không ít quyền lực hơn hoàng đế. Các tổ tiên "Xi Vưu" được coi là dân tộc Liangzhu. Cửu Lê được cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc và 81 thị tộc.

Lịch sử theo truyền thuyết Trung Quốc

Theo truyền thuyết Trung Hoa, bộ tộc của Xi Vưu đã bị đánh bại ở Trác Lộc (涿鹿, một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh Hà BắcLiêu Ninh ngày nay) bởi liên minh quân sự của Hoàng ĐếViêm Đế, các thủ lĩnh của bộ tộc Hoa Hạ (華夏) khi họ tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông Hoàng Hà. La bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người Hoa Hạ. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào thế kỷ XXVI TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người Hoa Hạ đã có thể chiến thắng tổ tiên của người H'Mông là nhờ có la bàn.

Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của người H'Mông được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là Miêu (黎). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía tây nam còn người Lê về phía đông nam giống như bộ tộc Hoa Hạ (ngày nay là người Hán) mở rộng xuống phía nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ "man di" do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN-256 TCN).

Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu-Cửu Lê, người dân của Cửu Lê chia thành 3 nhóm đi theo 3 hướng khác nhau. Người ta nói rằng Xi Vưu có ba con trai, và sau khi Cửu Lê thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía nam, con trai thứ dẫn một số người về phía bắc còn người con trai út ở lại Trác Lộc và đã bị đồng hóa theo văn hóa Hoa Hạ. Những người đi về phía nam thành lập ra nhà nước San-Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của Xi Vưu cũng giống như của người Miêu hay các dân tộc khác. Ví dụ, người Triều Tiên cũng cho Xi Vưu là tổ tiên của mình [cần dẫn nguồn]. Ngoài ra, theo chính sách hợp nhất các bộ tộc hiện nay của Trung Quốc, Xi Vưu được nhắc đến như là một trong những tổ tiên của người Trung Hoa cùng với các tổ tiên của người Hán là Hoàng Đế và Viêm Đế [cần dẫn nguồn].

Ghi chú

Có tài liệu [cần dẫn nguồn] cho rằng không phải là Viêm Đế (Thần Nông) mà là Đế Du Võng (cháu 6 đời của Viêm Đế mới lập liên minh với Hiên Viên (sau này là Hoàng Đế) để chống lại Xi Vưu). Cụ thể như sau:Viêm Đế (Thần Nông)->??->Đế Minh->Đế Nghi->Đế Lai->Đế Du Võng, như vậy theo Lĩnh Nam chích quái thì Đế Du Võng là cháu gọi Lạc Long Quân là chú do Đế Minh còn sinh ra Lộc Tục và Lộc Tục sinh ra Lạc Long Quân.

Các thời kỳ nhà Tần/Hán

Thuật ngữ "Miêu" lần đầu tiên được sử dụng bởi người Hoa vào thời kỳ tiền Tần, tức là trước năm 221 TCN, để chỉ các nhóm bộ tộc không phải là người Hoa ở phương nam [cần dẫn nguồn]. Nó thông thường được sử dụng trong các tổ hợp như "nanmiao", "miaomin", "youmiao" và "sanmiao" (三苗 Sānmiáo). Vào thời kỳ đó, những bộ tộc này sống ở phía nam sông Trường Giang, nhưng sau đó đã bị người Hoa đẩy lui xa hơn nữa về phía nam. Do phần lớn lãnh thổ của sáu triều vua (Đông Ngô, Đông Tấn, tiền Tống, Tề, Lương, Trần) nằm ở phía nam sông này, việc khuất phục người Miêu đã là mối quan tâm chính để đảm bảo sự ổn định của các triều đại này. Với sự cướp bóc của Ngũ Hồ ở các khu vực phía bắc con sông này, nhiều người Hán đã di cư xuống phía nam càng tăng cường thêm việc đồng hóa người Miêu thành người Hán.

Thời nhà Đường

Vào thời kỳ nhà Đường, người Miêu đã không còn là bộ tộc người chính không phải gốc Hán, ngoại trừ tại khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay, ở đó 6 chiếu (詔 có nghĩa là "vương quốc") của người Miêu. Một số học giả [cần dẫn nguồn] cho rằng 6 chiếu là các nhóm người Di (Yi) hay người Bạch (Bai). Vương quốc nằm phía nam nhất là Mông Xá Chiếu (蒙舍詔) hay Nam Chiếu thống nhất cả sáu chiếu để thành lập quốc gia độc lập vào đầu thế kỷ VIII với sự hỗ trợ từ phía nhà Đường. Tước hiệu của người đứng đầu nhà nước này là Nam Chiếu Vương (南詔王), có nghĩa là Vua của Nam Chiếu. Lo ngại về sự đe dọa ngày càng tăng từ phía Thổ Phồn (ngày nay là Tây Tạng) đã thúc đẩy triều đình Trung Quốc thiết lập một quan hệ hữu nghị với cả hai nước này. Nhà Đường cũng triển khai một khu vực quân sự, là Kiến Nam tiết sứ (劍南節度 Jiànnán Jiédǔ) nằm ở khu vực ngày nay là phía nam tỉnh Tứ Xuyên và giáp biên giới với Nam Chiếu.

Nam Chiếu

Bài chi tiết: Nam Chiếu
Cuộc di cư lịch sử của người Hmong.

Trong khoảng vài chục năm hòa bình đầu tiên ở thế kỷ VIII, Nam Chiếu thường xuyên cống nộp thông qua người đứng đầu quân sự trong khu vực quân sự này, Kiến Nam tiết độ sứ (劍南節度使 Jiànnán Jiédǔshǐ), tới triều đình của người Hán. Khi nhà Đường suy yếu trong thời gian giữa thế kỷ VIII, khu này đã có nhiều quyền tự do hơn. Họ đã yêu cầu các bộ tộc sống ở Nam Chiếu phát triển lực lượng quân sự để chống lại nhà Đường. Những người cai trị Nam Chiếu là những người nói tiếng trong nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, nhưng dân chúng thì có thể có cả tổ tiên của dân tộc Hmông ngày nay [cần dẫn nguồn]. Các thủ lĩnh quân sự Trung Hoa có những sự hăm dọa và yêu sách quá đáng. Một ví dụ là sự từ chối yêu cầu cho ngủ một đêm với hoàng hậu, vợ duy nhất của vua Nam Chiếu [cần dẫn nguồn]. Tất cả những yêu sách quá đáng đó cũng như đồ cống nộp nặng nề đã làm nổ ra cuộc nổi loạn của người Nam Chiếu trong niên biểu Thiên Bảo (742-756) của Đường Huyền Tông (hay Đường Minh Hoàng). Trước khi hành quân chống lại thủ lĩnh khu quân sự, vua Nam Chiếu đã cho khắc lý do của việc nổi dậy vào đá. Bia đá này ngày nay vẫn còn và có thể nhìn thấy (khu vực?) [cần dẫn nguồn]. Nhà Đường lẽ ra có thể dễ dàng đánh bại quân Nam Chiếu nhưng sự tranh giành quyền lực trong các chỉ huy quân sự của khu này đã giúp cho quân Nam Chiếu tiến sâu vào lãnh thổ nhà Đường, gần như đã tới Thành Đô, thủ phủ của khu Kiến Nam. Việc bổ nhiệm các chức vụ cầm quyền bất tài cũng là một yếu tố. Nổi tiếng nhất là trường hợp của Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quý Phi (thiếp yêu của vua Đường). Mặc dù cuối cùng thì cuộc nổi loạn đã bị dẹp tan, nhưng nhà Đường cũng đã hoang phí những nguồn lực quý báu lẽ ra có thể sử dụng để bảo vệ biên giới phía bắc, điều đã dẫn tới cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn gây ra nhiều thảm họa hơn.

Trong những năm sau đó, Nam Chiếu luôn có ưu thế trong quan hệ với nhà ĐườngThổ Phồn do cả hai nước này đều muốn liên minh với họ để cô lập kẻ thù của mình. Nam Chiếu đã tận dụng được cơ hội này và nhanh chóng phát triển thành một thế lực ở khu vực đông nam châu Á. Trong thời kỳ đỉnh cao của nó, các phần phía bắc của Việt Nam, Lào, Thái LanMiến Điện, Quảng Tây và phần phía đông của Quảng Đông, tây nam của Tứ Xuyên, Quý Châu và toàn bộ tỉnh Vân Nam ngày nay đều nằm dưới sự kiểm soát của họ. Thành ĐôĐại La (Hà Nội ngày nay) đều bị cướp phá hai lần.

Nam Chiếu dưới ảnh hưởng của nhà Đường trong các thế kỷ VIII-IX đã dần dần chấp nhận văn hóa Trung Hoa cũng như trong thời gian đó đã xuất hiện mâu thuẫn nội bộ giữa các thị tộc đối địch. Cuối cùng họ Đoàn (段 duan4) đã thắng và thành lập Vương quốc Đại Lý. Trong thời nhà Đườngnhà Tống (960-1279) thuật ngữ "nam man" (南蠻 Nánmán, có nghĩa là "những kẻ man di phương nam không phải người Hán") đã được sử dụng. Tuy nhiên, tên gọi "miêu" vẫn được dùng để miêu tả một số dân tộc ở phương nam trong các sách của Phàn Xước (Fan Chuo) về các bộ tộc miền nam là Manshu (tức Man thư - viết năm 862).

Quân Thanh chiến đấu với quân nổi dậy người Miêu tại Hồ Nam năm 1795.

Thời nhà Minhnhà Thanh

Trong thời nhà Minhnhà Thanh (1368-1911) "miao" và "man" (mán) đã được sử dụng đồng thời, từ thứ hai có lẽ là để gọi dân tộc Dao (傜 Yáo). Nhà Nguyên, Minh và Thanh chưa bao giờ đồng hóa hay kiểm soát chặt chẽ được các bộ tộc thiểu số [cần dẫn nguồn]. Kết quả là chính sách "dùng người man quản lý người man" (yiyi zhiyi) đã được thực thi. Ngoài ra, bức tường bản sao của Vạn Lý Trường Thành ở miền nam đã được dựng lên để bảo vệ và phân chia người Hán với những kẻ "man rợ miền nam" [cần dẫn nguồn]. Về mặt chính trị và quân sự thì người Miêu vẫn tiếp tục là viên sỏi trong chiếc giày của đế chế Trung Hoa. Người Miêu đã có nhiều trận chiến chống lại người Hán. Người Hán đã sử dụng các biện pháp chính trị để lừa gạt người Miêu, họ tạo ra nhiều chức vụ với quyền lực thực sự cho người Miêu để lôi cuốn và đồng hóa người Miêu vào hệ thống chính quyền Trung Hoa. Trong thời nhà MinhThanh, các chức vụ chính thức như Kaitong (cai tổng) đã được tạo ra tại khu vực Đông Dương. Người Hmông có thể tham gia vào các chức vụ này cho đến những năm thập niên 1900, khi họ phải tham dự vào hệ thống chính trị thuộc địa của Pháp tại Đông Dương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: H'Mông http://members.ozemail.com.au/~yeulee/Topical/hmon... http://www.atrax.net.au/userdir/yeulee/History/Min... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1282/is... http://hmonglessons.com/the-hmong/hmong-language/r... http://www.hmongtimes.com/ http://www.hmongtimes.com/displaynews.asp?ID=396 http://www.jefflindsay.com/Hmong_tragedy.html http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n4115.pdf http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119542352